Kỹ thuật trồng cây đương quy – Chia sẻ từ A đến Z của các chuyên gia

Điều kiện sinh trưởng của cây đương quy

  • Đất đai: Đương quy phù hợp với đất đai tơi xốp, nhiều màu, đất mùn, đất thịt nhẹ, có tầng canh tác sâu, dễ thoát nước.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ mát mẻ, duy trì từ 15 – 20 độ C.
  • Lượng mưa: thích hợp với vùng đất có lượng mưa quanh năm từ 1.600 – 2.000mm/năm.

Thời vụ và mật độ gieo trồng cây đương quy

Thời vụ gieo trồng đương quy:

  • Ở vùng đồng bằng: Thời gian gieo hạt vào tháng 10 sẽ cho thu hoạch vào tháng 6 – 7 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 9, 10 tháng.
  • Ở vùng núi cao (Sapa, Tam Đảo): Thời gian gieo hạt vào tháng 10 11, cho thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 11 – 12 tháng.
  • Ở khu vực Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10, 11 năm sau. Tổng thời gian sinh trưởng của cây kéo dài từ 14 – 18 tháng

Như vậy, sâm đương quy ở vùng Tây Nguyên sẽ cho củ to, chất lượng tốt hơn do thời gian trồng dài hơn.

Mật độ trồng cây đương quy

Mật độ trồng đương quy sẽ phụ thuộc vào từng vùng, từng điều kiện đất đai khác nhau:

  • Khoảng cách 10 x 25cm/cây tương đương mật độ 40 vạn cây/ha
  • Khoảng cách 20 x 15cm/cây tương đương mật độ 33 vạn cây/ha
  • Khoảng cách 20 x 20cm/cây tương đương mật độ 25 vạn cây/ha
  • Khoảng cách 20 x 25cm/cây tương đương mật độ 20 vạn cây/ha

Phương pháp chọn giống và xử lý hạt đương quy

Chọn hạt đương quy:

Lựa chọn hạt giống được để từ cây trên 2 năm tuổi, hạt chắc mẩy, đạt tỉ lệ nảy mầm cao trên 70%. Nên mua hạt giống ở những vườn dược liệu uy tín. Nếu không lấy hạt, bà con cũng có thể mua giống cây đương quy về trồng, giá cao hơn nhưng không tốn công đoạn xử lý hạt.


Bình quân 1ha đất trồng, bà con cần chuẩn bị từ 5 – 6kg hạt giống.

Xử lý hạt đương quy:

  • Ngâm hạt trong nước ẩm 40 – 45 độ C từ 1 – 2 tiếng. Vớt hết hạt lép, hạt thối nổi lên bên trên.
  • Vớt ra, để ráo nước
  • Đem ủ hạt giống (giống như ủ giá đỗ) để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt.

Gieo hạt đương quy:

Hạt đương quy có thể gieo trong vườn ươm, gieo lên bầu hoặc gieo trực tiếp ra đồng ruộng. Trong đó, phương thức gieo hạt trong bầu co tỉ lệ nảy mầm cao, dễ chăm sóc, chủ động giống tốt hơn.

Tham khảo  Mã Đề Nước: Thảo Dược Thần Kỳ Sống Dưới Nước

Cách thức tiến hành như sau:

Đất trong bầu cần được xử lý, trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân super lân.

Mỗi bầu đất gieo từ 2 – 3 hạt, sau khi gieo thì phủ rơm rạ, cỏ khô lên trên bề mặt và tưới đẫm nước. Sau 15 ngày, hạt sẽ mọc mầm, ta dỡ bỏ rơm, tiếp tục tưới nước cấp ẩm cho cây.

Khi cây phát triển được 3 lá thật thì tỉa bớt chỉ để lại 2 cây.

Đến khi cây ra được từ 3 – 4 lá thật thì đem ra ruộng trồng.

Chuẩn bị đất và cách trồng cây đương quy

Đất trồng cần được cày bừa kỹ, đánh tơi xốp, làm sạch cỏ dại. Cày bừa trước 1 tháng để có thời gian phơi ải.

Chia khu đất thành từng luống rộng khoảng 1,4 – 1,5m, cao 30cm, có rãnh ở giữa. Trộn kỹ đất mặt trên luống với 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục + 750kg phân super lân + 50% phân kali có thể trộn thêm với tro bếp phân xanh.

Sau đó tiếp tục đánh thành từng luống cao từ 30 – 35cm, mặt lương rộng 90 – 95cm để trồng cây đương quy.

Nếu ươm trong vườn, bà con đưa bầu cây ra ruộng trồng với mật độ được khuyến cáo như ở trên. Sau khi trồng, tưới nước để duy trì độ ẩm, giúp bộ rễ nhanh bén.

Kỹ thuật chăm sóc cây đương quy cho năng suất cao

Tỉa dặm, định cây

Cần theo dõi chặt chẽ sau khi trồng từ 3 – 5 ngày hoặc 10 ngày nếu phát hiện cây bị chết, khô, héo thì dặm thêm để đảm bảo sự phát triển đồng đều, thu hoạch đúng thời điểm.

Đối với phương thức gieo trực tiếp hạt trên đồng ruộng, đến khi cây ra từ 5 – 7 lá thật thì tỉa bớt cây nhỏ, cây yếu, giảm mật độ để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bón phân cho cây đương quy

Lượng phân bón cần cung cấp cho 1ha cây đương quy từ khi bắt đầu tròng đến hết vụ:

  • 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục
  • 550kg phân đạm ure
  • 750kg phân super lân
  • 250kg phân kali

Bón lót: Sử dụng 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục + 750kg phân super lân + 50% phân kali.

Imgur

Bón thúc: Chia lượng phân trên thành các đợt bón thúc khác nhau tùy theo độ tuổi của cây. Khi bón thì phải bón cách gốc từ 5 – 10cm tránh làm xót rễ. Sau khi bón thì tưới nước để giữ ẩm, làm phân tan và ngấm vào trong đất rễ.

Kết hợp bón phân với làm cỏ, vun xới gốc để củ mau lớn, rút ngắn thời gian thu hoạch.

Tưới nước

Ở các vùng núi cao có thể dùng ô doa để tưới lên mặt hoặc lắp đặt hệ thống béc phun nước mưa để tưới trên mặt lá.

Ở vùng đồng bằng, bà con tiến hành tưới nước đẫm qua 1 đêm để nước ngập đến 2.3 ruộng, sang hôm sau tháo hết nước. Thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài thì từ 18 – 20 ngày tiến hành tưới đẫm qua đêm 1 lần.

Tham khảo  Bầu - Món ăn phổ biến, thuốc quý trong y học dân gian

Vào mùa mưa, khu vực trồng cần có hệ thống tiêu nước kịp thời, tránh làm úng rễ, thối, hỏng.

Làm cỏ dại

Imgur

Cây đương quy không cao, do đó bà con cần thường xuyên làm sạch cỏ dại, đặc biệt là giai đoạn cây non. Tiến hành làm cỏ định kỳ từ 25 – 30 ngày một lần từ sau khi trồng cho đến khi lá phát triển và phủ kín mặt luống.

Nên làm cỏ dại theo phương pháp thủ công, tránh sử dụng thuốc trừ cỏ sẽ làm tổn hại đến bộ rễ, phần củ, khiến cây phát triển kém.

Sau những cơn mưa rào, bà con nên làm cỏ kết hợp với xới đất xung quanh để làm cho bề mặt đất tơi xốp, thoáng cung cấp oxy cho bộ rễ phát triển.

Phòng và trị bệnh ở cây đương quy

Imgur

Cây sâm đương quy có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít bị bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, ở thời kỳ cây con, giống cây dược liệu này vẫn là “mồi” hấp dẫn của một số loại sâu bệnh.

  • Sâu gây hại: sâu xanh, sâu xám, rệp, nhện đỏ.
  • Bệnh gây hại: đốm lá, lở cổ rễ, bệnh sùi củ.

Biện pháp phòng:

Đất trồng cần được cày xới, phơi ải trước 1 tháng để tiêu diệt trứng, các mầm mống gây bệnh trên đồng ruộng. Cày bừa kết hợp dọn cỏ, phát quang bờ hạn chế ký sinh trùng trú ngụ.

Trong thời gian trồng, cần thường xuyên dọn dẹp, làm sạch cỏ để cây trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, tăng khả năng chống chịu bệnh.

Imgur

Trị sâu, bệnh:

  • Sâu xám: thường gây hại vào ban đêm, chúng sẽ ăn lá non hoặc cắn đứt phần thân và cành của đương quy. Khi mới phát hiện, có thể bắt bằng tay vào sáng sớm. Nếu diện tích rộng thì dùng thuốc Basudin rắc xung quanh ruộng trồng, liều lượng từ 40 – 45kg/ha.
  • Sâu xanh, rệp: dùng Sherpa 10EC, thuốc tập kỳ 18EC, Vipast 5ND để phun cho toàn bộ cánh đồng trồng dược liệu. Lưu ý sử dụng liều lượng theo chỉ định ghi trên tem mác và khuyến cáo của đơn vị cung cấp. Thời gian cách ly với thuốc ít nhất từ 15 – 20 ngày.
  • Nhện đỏ: sử dụng thuốc Pegasus phun với nồng độ 0,1% hoặc Supracide 0,5% để phun phía dưới mặt lá. Nhiện đỏ thường phát sinh vào ngày nắng, thời tiết ấm áp, từ tháng 5 – 6, việc này sẽ gây bất lợi cho cánh đồng trồng đương quy tại đồng bằng. Do đó bà con cần quan sát, phát hiện và phòng trừ sớm, tránh gây thất thoát.
  • Bệnh lở cổ rễ: xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây non. Ở phần gốc sát mặt đất sẽ xuất hiện vết đốm màu nâu nhỏ rồi lan dần ra xung quanh gây thối gốc, cây con héo rũ và chết. Và con có thể sử dụng một số loại thuốc như: Pencycuron, Validamycin + Polyoxin B, Validamycin để phun hoặc tưới lên gốc.
  • Trị bệnh gây hại: Khi phát bệnh, bà con sử dụng thuốc Daconil 75WP, Score 250ND với nồng độ khuyến cáo để phun hoặc tưới cho cây. Thời gian cách ly ít nhất từ 15 – 21 ngày.
Tham khảo  Dưa Bở: Loại quả thơm ngon với công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Đương quy không trồng liên tiếp được nhiều vụ khác nhau trên cùng một mảnh đất. Bà con nên kết hợp trồng luân canh với một số cây khác, ví dụ:

  • Đương quy – lúa mùa – đương quy
  • Đương quy – đậu tương vụ hè thu – đương quy
  • Đương quy – bỏ hóa – đương quy

Thu hoạch, sơ chế đương quy

Thu hoạch:

Đương quy được thu hoạch vào thời điểm khi lá bắt đầu có biểu hiện úa vàng. Ở vùng núi cao, thời điểm thu hoạch thường vào cuối năm, tháng 11 – 12. Còn ở đồng bằng Bắc Bộ thu hoạch vào tháng 6 – 7 dương lịch.

Để chắc chắn, bà con chọn và đào thử một gốc xem củ đã to và chắc chưa.

Nên thu hoạch vào thời điểm nắng to để tiện phơi sấy, tránh làm cây bị mốc.

Khi thu hoạch, dùng liềm để cắt toàn bộ phần lá bên trên, chỉ để lại cách một đoạn 5 – 10cm. Lá của cây đương quy có thể đem băm nhỏ, ủ làm phân xanh hoai mục để bón tiếp cho cây vào mùa vụ sau.

Còn phần củ, dùng cuốc đào rộng xung quanh, tránh làm tổn hại đến phần rễ. Sau khi đào lên, rũ sạch đất. Nếu ruộng trồng gần nhà, dễ quản lý thì bà con có thể phơi ngay trên ruộng từ 1 – 2 ngày.

Sơ chế:

Rửa sạch phần đất bám trên thân, cắt cụt phần thân để lại trước đó, đem xếp vào lò hoặc cót để xông lưu huỳnh. Sau khi xông lưu huỳnh thì đem ra sân phơi nắng nhẹ, có thể buộc thành từng bó, mỗi bó từ 5 – 6 củ, làm giàn phơi trên cao để tránh vật nuôi và đất đá xung quanh.

Rễ đương quy phải được phơi khô kiệt sau đó mới đóng bao và tiêu thụ, nếu không chúng sx bị ẩm mốc, hỏng, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế.

Sâm đương quy đạt chất lượng phải khô, có đầu, rễ tròn hoặc vân vòng đỏ. Màu sắc của rễ là màu đen hoặc nâu vàng, khi cắt bên trong có màu trắng hoặc vàng, không bị mối mọt. Kích thước đạt tiêu chuẩn từ 1,7mm trở lên.

Những công dụng tuyệt vời của cây đương quy

Trong y học, đương quy là loại dược liệu quý được sử dụng để sắc thuốc chữa nhiều bệnh như:

  • Chữa bệnh thiếu máu, chóng mặt, da dẻ xanh xao
  • Chữa trị triệu chứng đau bụng trong thời gian hành kinh, bế kinh
  • Chữa chứng xuất huyết
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém
  • Điều trị sốt rét
  • Chữa triệu chứng ra mồ hôi trộm
  • Điều trị triệu chứng không ngủ được
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiền liệt tuyến
  • Trị triệu chứng khó đẻ, ngôi thai ngược, thiếu máu khi mang thai, động thai, phụ nữ có thai bị đau
  • Giúp trị trị nám, tàn nhang, làm trắng da

Ngoài ra, đương quy còn được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn: hầm với tim lợn, hầm gà ác. Hoặc dùng để ngâm rượu quý.

Nói chung, đương quy là loại dược liệu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sâm đương quy khô được bán với giá cao, lên tới 450.000 đồng/kg, chắc chắn đây sẽ là phương kế giúp bà con thu được nguồn lợi lớn, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng: Vui lòng truy cập www.lrc-hueuni.edu.vn để biết thêm thông tin.

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.