Rau sắng 

Rau sắng, Rau ngót núi, Ngót rừng – Melientha suavis Pierre, thuộc họ Sơn cam – Opiliaceae

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 4-8m, nhẵn; các cành mảnh ở ngọn cây, vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hoá bầu. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn, dày, dài 7-12cm, rộng 3-6cm, gân phụ 4-5 đôi, mảnh, cuống lá 4-5mm. Cụm hoa ở bên, nằm ở nách của một lá đã rụng hình chuỳ phân nhánh và mảnh gồm có một cuống dài 13cm, với các nhánh dài 4cm. Hoa đơn tính, cao 2mm, rất thơm. Quả gần như nạc, thuôn hay hình trứng, dài 25mm, rộng 17mm, khi chín màu vàng có hạch cứng chứa một hạt. 

Ra hoa tháng 4.   

Rau sắng 
Rau sắng 

Bộ phận dùng: Lá, rễ – Folium et Radix Melienthae Suavis

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở các nước Ðông Dương. Ở nước ta, rau sắng mọc phổ biến ở rừng ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía Bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu. Ở miền Nam chỉ mới biết có ở rừng của núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu). 

Thành phần hoá học: Trong rau sắng có 82,4% nước, 5-5-6,5% protid, 5,3-5,5% glucid, 2,2% cellulose, có đủ các loại amino acid cần thiết cho cơ thể như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin và isoleucin. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường lấy lá non, lá bánh tẻ, hoa, quả non xào hay nấu canh ăn. Có thể nấu canh với thịt nhưng cũng có thể nấu canh suông, bát canh vẫn ngon ngọt, đậm đà. Lá rau sắng nấu canh tuy đã ngon, nhưng khi có thêm những chồi nụ vàng như hoa ngâu thì canh có đầy đủ hương vị bùi, thơm, ngon ngọt và dịu mát. 

Hạt cũng ăn được, có vị béo, ngọt. 

Rễ được sử dụng chữa sán (theo Lê Kin Biên, Tập san Sinh vật Ðịa học số 11-1973). 

Tham khảo  Kim ngân lẫn

Nguồn: https://www.lrc-hueuni.edu.vn/

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *