Ngày nay, không ít gia đình vẫn duy trì thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày. Điều này không chỉ là nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn là cách để chúng ta bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến các bậc tiền nhân. Bên cạnh đó, thói quen thắp hương và đọc văn khấn hàng ngày còn giúp chốn thờ tự trở nên ấm áp và linh thiêng hơn. Tuy nhiên, việc đọc văn khấn gia tiên hàng ngày lại gặp phải những ý kiến trái chiều.
Có nên đọc văn khấn gia tiên hàng ngày?
Thắp hương và đọc văn khấn gia tiên là phong tục đẹp và quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp hay đơn giản là mùng 1 ngày rằm, mọi gia đình đều thắp hương, dâng lễ mời ông bà gia tiên về hưởng lộc. Điều này giúp chúng ta kết nối hai thế giới vô hình và hữu hình, mang lại sự ấm cúng và thanh thản cho chốn thờ tự.
Khấn gia tiên hàng ngày để bày tỏ tấm lòng thành kính đến các bậc tiền nhân
Việc thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày phải xuất phát từ lòng thành của gia chủ. Nếu không có đủ thời gian duy trì thói quen này, chỉ cần thắp hương và dâng lễ mỗi khi có những ngày quan trọng để bày tỏ lòng thành của mình.
Khấn gia tiên vào thời gian nào trong ngày?
Thời gian thích hợp để thắp hương và khấn gia tiên là vào sáng sớm và chiều tối trước 7 giờ tối. Thắp hương vào buổi sáng giúp khởi động ngày mới an lành và thuận lợi hơn. Tương tự, thắp hương vào buổi chiều tối mang lại cảm giác thư thái và bình an sau ngày dài làm việc áp lực và mệt mỏi.
Thắp hương vào buổi sáng và buổi tối (trước 7 giờ)
Thời gian đọc văn khấn gia tiên hàng ngày có thể linh hoạt dựa trên sự sắp xếp của gia chủ. Tuy nhiên, không nên thắp hương quá muộn vì như vậy có thể làm phiền những sinh linh lang thang và gây xao lạc gia đình.
Cũng cần lưu ý, khi đọc văn khấn gia tiên hàng ngày, chúng ta nên mặc quần áo gọn gàng, thắp hương bằng cả hai tay và tránh những hành động thể hiện thái độ bất kính hoặc vô lễ với các bậc tiền nhân.
Văn khấn gia tiên hàng ngày tại nhà chính xác nhất
Dưới đây là bài văn khấn gia tiên hàng ngày đầy đủ và chính xác nhất:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này
- Các cụ Cao Tằng Tổ khả, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội ngoại
Hôm nay là ngày…….tháng……năm…….
Tín chủ con là:…………………
Ngụ tại:…………………………………….cùng toàn gia quyến
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này
- Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an
Tám tiết vinh khang thịnh vượng
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo!
Lưu ý khi đọc văn khấn gia tiên hàng ngày
Ngày rằm mùng 1, khi dâng lễ và thắp hương lên bàn thờ, gia chủ cần đọc văn khấn mời gia tiên về hưởng lộc. Nếu không thuộc bài cúng, chúng ta cũng có thể tự cúng nôm, miễn sao từng lời nói đều xuất phát từ lòng thành kính của chúng ta. Như vậy, những mong ước và nguyện vọng của gia chủ sẽ được chứng giám.
Nhiều gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng vào ngày rằm, mùng 1 thịnh soạn, chu đáo
Gia chủ hãy lưu lại bài văn khấn gia tiên hàng ngày này để thực hành mỗi ngày. Thờ cúng gia tiên với tấm lòng thành kính sẽ giúp gia đình luôn bình an và tròn đầy hạnh phúc.