Con Nhái Và Con Ếch Nhái Trong Văn Hóa, 5 Loại Ếch Thường Gặp Ngoài Ruộng Dưới Quê

Có lẽ nhiều người trong chúng ta dù đã trưởng thành nhưng thật khó có thể phân biệt được ếch, nhái, cóc,… Chúng đều thuộc họ lưỡng cư, nhìn qua thì trông rất giống nhau nhưng có thể phân biệt chúng rất dễ dàng. Nhất là những bạn ở nông thôn thì không có gì là lạ cả. Trong bài viết này, Tài Liệu Xanh sẽ giúp bạn phân biệt ếch và nhái khác nhau như thế nào nhé!

Tổng quan về con nhái

Nhái thuộc loài động vật lưỡng cư, không có đuôi. Một con nhái trưởng thành có thân dài khoảng 3,5-4cm, mắt nhái lồi to, mõm tù và miệng rộng. Da nhái trơn, không có vảy nhưng chứa rất nhiều tuyến chất nhờn. Lưng nhái có màu xanh nhạt hoặc nâu xám, có nhiều đốm màu sẫm đậm. Bụng nhái màu vàng nhạt hoặc trắng. Nhái có 4 chân, 2 chân sau dài và to khỏe để nhái dễ di chuyển và bật xa, 2 chân trước ngắn và yếu hơn.

Nhái thường sống ở nhiều quốc gia châu Á, nhất là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, nhái phân bố khắp mọi nơi từ đồng bằng đến miền núi. Nhái có thể sống trên cạn như bãi cỏ, vườn,…hoặc những nơi ẩm ướt như ở ao, đồng ruộng, suối,…

Thức ăn chủ yếu của nhái là các loài chân khớp như chuồn chuồn, châu chấu, cào cào hoặc các loài côn trùng như kiến, gián,… Nhái là động vật hằng nhiệt, thân nhiệt của chúng thay đổi theo môi trường. Khi trời rét, nhái ngủ đông trong các hố sâu. Nhái sinh sản bằng cách đẻ trứng trên mặt nước thành từng mảng, trứng nở thành nòng nọc rồi trải qua biến thái, nòng nọc mất đuôi và trưởng thành nhái con.

Nhái không gây hại cho môi trường, nhái còn là món thức ăn đặc sản của nhiều người chế biến thành món chả rán, nhái khô,… Không những thế, nhái còn giúp tiêu diệt sâu bọ hại mùa màng. Trong y học cổ truyền, nhái còn được dùng để chữa vảy da, tâm thần bất ổn,…

Tham khảo  Cây sài đất: Cỏ mọc hoang với nhiều tác dụng quý

Tổng quan về con ếch

Cũng giống như nhái, ếch là loài động vật lưỡng cư, có thể sống cả trên cạn và dưới nước. Phần thân ếch dài khoảng 8-10cm. Đầu ếch tròn và dẹp, mắt lồi và to, miệng rộng, mõm tù. Các đặc điểm khác cũng tương tự như nhái.

Vào mùa đông, ếch ẩn mình trong các hang hốc. Khi trời ấm lên, nhất là những ngày mưa, ếch ra ngoài kiếm mồi chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày chúng lại ẩn nấp vào trong hang. Thức ăn của ếch là châu chấu, cào cào, giun, chuồn chuồn. Kẻ thù của ếch là rắn, cò, vạc,…

Ếch sinh sản giống như nhái, cũng đẻ trứng và trải qua biến thái thành ếch.

Ếch là động vật có ích và là thức ăn của con người. Hiện nay, nhiều người còn xây dựng mô hình nuôi ếch đem lại giá trị kinh tế rất cao.

Phân biệt con nhái và con ếch

Chúng ta có thể thấy rằng ếch và nhái có đặc điểm hoàn toàn giống nhau thật khó phân biệt. Nhiều người dù sinh sống ở nông thôn còn không biết đâu là con cóc, đâu là con nhái. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt qua một số đặc điểm dưới đây:

  • Về kích thước: nhái có kích thước nhỏ hơn ếch, thân nhái chỉ khoảng 3,5-4cm. Trong khi đó thân ếch dài khoảng 8-10cm. Vì thân dài, nên trông bụng ếch thường to hơn bụng nhái.

  • Về tiếng kêu: Ếch có tiếng kêu “ộp…ộp” vang rất lớn. Còn tiếng kêu của nhái lanh lảnh hơn nên nghe rất đinh tai. Về đặc điểm này chỉ có những người sống ở nông thôn nơi có ếch nhái lâu năm mới có thể phân biệt được.

Như vậy, qua bài viết trên Tài Liệu Xanh đã nêu một số đặc điểm của ếch và nhái. Chúng giống nhau lên tận 95% nhưng vẫn có những điểm khác nhau mà không phải ai cũng phát hiện. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp ích cho bạn.

Tham khảo  Quất hồng bì và những công dụng trị bệnh không phải ai cũng biết

Ếch nhái và cóc khác nhau chỗ nào
Hình minh họa: Ếch nhái và cóc khác nhau chỗ nào. Bách Khoa Tri Thức
(Nguồn ảnh: Internet)

Ếch nhái và cóc khác nhau chỗ nào

Có lẽ bạn sẽ nói chỉ có mấy đứa con nít, mấy người chưa bao giờ trông thấy con ếch, con nhái, con cóc nó ra làm sao thì mới không biết ếch nhái khác nhau chỗ nào. Tuy nhiên, những điểm khác nhau giữa ếch nhái và cóc thì lại không nhiều bằng những điểm giống nhau. Và những điểm giống nhau lại là những điểm quan trọng nhất. Nếu biết vậy, chắc bạn sẽ chẳng nói chỉ mấy đứa con nít… Ếch và cóc đều thuộc loài động vật có máu lạnh và sống lưỡng thể, nghĩa là vừa có thể sống trên cạn vừa có thể sống dưới nước.

Hầu hết các loại ếch và cóc đều rất giống nhau và thường rất khó phân biệt. Tuy nhiên, ếch và nhái có da nhẵn và láng hơn, thân dài và thanh tú hơn cóc. Hầu hết cóc đều da khô, xù xì và… thù lù. Thêm nữa, hầu hết các loài ếch đều có răng, trong khi ấy cóc không có. Cho nên nói rằng cóc nghiến răng là sai.

Hầu hết loài lưỡng thể đều đẻ trứng. Về điểm này thì cóc và ếch giống nhau. Trứng ếch và cóc trông như những hạt bụi lốm đốm nổi lều bều trên mặt nước. Trứng ếch và cóc nở thành nòng nọc (cá nhái) trông giống với những con cá con hơn là giống ếch, cóc. Cá nhái thở bằng mang và có đuôi dài mà lại không có chân. Từ trứng nở thành cá nhái phải mất khoảng từ 3 đến 25 ngày. Khoảng ba bốn tháng sau, cá nhái rụng đuôi và mang, đồng thời chân và phổi phát triển. Nhưng phải mất đến một năm cá nhái mới thành ếch hoặc cóc con. Đố bạn biết tuổi thọ của ếch và cóc là bao nhiêu? Tất nhiên chỉ kể cái chết tự nhiên vì quá già. Thật không ngờ là tuổi thọ của ếch, cóc có thể lên tới 40 năm.

Tham khảo  Hạt Giống Rau Đay Đỏ Cao Sản: Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc

Cóc đẻ trứng ít hơn ếch có nghĩa là mỗi năm chị có chỉ có thể sản xuất được từ 4 đến 12 ngàn trứng là tối đa, trong khi đó một chị ếch “trâu” có thể cho ra đời từ 18 đến 20 ngàn trứng mỗi… mùa. Có nhiều loại cóc mà những chú cóc đực phải lãnh những nhiệm vụ không nhỏ trong việc ấp trứng. Như một loại cóc đực có ở châu Âu chẳng hạn đã “cõng” cả chùm trứng phủ kín từ đầu đến chân và ngồi im trong hang cho đến lúc chùm trứng nở hết. Đâu đã xong, khi trứng nở hết lại phải dẫn lũ nhóc đến ao, hồ, nơi có nước nữa chứ. Có loại cóc trông rất dị hơm, sống ở Nam Mỹ. Trên lưng con đực có những cái lỗ có nắp đậy bằng da, bên trong có chứa chất lỏng. Đến mùa sinh nở thì cóc cứ ở lì trong mấy cái lỗ ấy qua thời kỳ “nòng nọc” (cá nhái) để trở thành cóc con rồi mới chịu rời khỏi lưng ông già mình.

Cóc sống ở miền ôn đới thường có màu nâu hoặc màu ô liu trong khi cóc sống ở miền nhiệt đới thì thường có màu lợt. Sờ mó vào cóc chẳng có hại gì đâu, chỉ có điều ghê ghê tay.

Tài Liệu Xanh

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.