Bổ cốt chỉ – Điều trị liệt dương, di tinh và nhiều bệnh khác!

Bổ cốt chỉ

Mô tả dược liệu Bổ cốt chỉ

1. Đặc điểm sinh thái

Bổ cốt chỉ là cây thân thảo, cứng, có thể cao khoảng 0.3 – 1 mét. Thân cây có nhiều lông trắng và ít khi phân nhánh. Lá Bổ cốt chỉ thuôn có hình trứng, đầu nhọn, đáy lá tròn, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa Bổ cốt chỉ mọc thành chùm ở các kẽ lá, màu vàng nâu nhạt hoặc tím. Quả có hình trứng, màu đen, chứa nhiều hạt hình thận hoặc hình trứng.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Bộ phận sử dụng dược liệu là phần hạt chín khô, hình tròn, trứng dài hoặc thận dẹt. Vỏ ngoài dược liệu có màu nâu sẫm hoặc nâu đen, có nhiều vết nhăn, teo, ở giữa lõm vào. Nhân Bổ cốt chỉ có màu vàng hạt nâu, mùi tinh dầu thơm đặc trưng.

3. Phân bố

Bổ cốt chỉ có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, cây mọc khỏe và thu hoạch vào mùa thu. Ở Việt Nam, cây hiện nay được trồng ở nhiều địa phương nhưng chưa được khai thác dược liệu.

4. Thu hái – Sơ chế

Bổ cốt chỉ thu hái vào tháng 9 hàng năm và sau đó phơi hoặc sấy khô, bảo quản để dùng dần. Cách bào chế dược liệu Bổ cốt chỉ:

  • Rửa sạch Bổ cốt chỉ và sao qua với một ít muối, sau đó phơi nắng để bảo quản.
  • Khi cần sử dụng, ngâm Bổ cốt chỉ với rượu qua một đêm, sau đó lại ngâm thêm với nước qua một đêm. Phơi khô, tẩm muối (sử dụng 2.5 kg muối cho 100 kg dược liệu), đun nhỏ lửa, sao sơ dùng.
Tham khảo  Hướng dẫn: Cách ngâm rượu hà thủ ô tốt cho bạc tóc

5. Bảo quản dược liệu

Dược liệu Bổ cốt chỉ sau khi bào chế cần được bảo quản ở nơi thoáng gió, mát mẻ và tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Trong Bổ cốt chỉ chứa chất dầu và tinh dầu, chất nhựa, isopsoralen, ancatoit, psoralen và glucozit. Ngoài ra, còn chứa một số lượng nhỏ các chất như raffinose, isobavachalcone, bakuchiol và các chất khác.

Vị thuốc Bổ cốt chỉ

1. Tính vị

Bổ cốt chỉ có tính ôn, không độc, vị đắng cay. Bổ cốt chỉ cũng có tính ấm, vị cay, đắng mà ngọt và vị đắng cay.

2. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, Bổ cốt chỉ có tác dụng lên hệ thống tim mạch, kích thích sinh trưởng và sự phát triển của các tế bào bạch cầu, kháng khuẩn, tăng khả năng điều tiết huyết dịch và thần kinh, tác dụng đối với cơ trơn, tăng cường sắc tố da và chống ung thư.

Theo y học cổ truyền, Bổ cốt chỉ là thuốc cường tráng dùng chữa các chứng ngũ lao, bổ mệnh môn tướng hỏa nạp thận khí, chữa thất thương, phụ nữ khí huyết xấu, tỳ thận hư hàn, cốt tủy thương bại, trụy thai, đái són, lưng gối lạnh đau, cố tinh, súc niệu, ôn tỳ, chỉ tả.

3. Cách dùng – Liều lượng

Bổ cốt chỉ có thể dùng tươi, phơi khô, tán thành bột, làm thành viên hoàn, nấu thành cao hoặc sắc lấy nước thuốc để uống. Dược liệu có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Liều dùng khuyến cáo là 3 – 9 gram mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Bổ cốt chỉ

Phá cổ chỉ tính ôn không độc – Chữa liệt dương, di tinh

  1. Chữa tiểu nhiều lần do hư hàn thận khí: Sử dụng Bổ cốt chỉ 300g chưng với rượu. Lại dùng 300g Hồi hương (sao với muối), tán thành bột mụn, trộn đều, gia thêm rượu, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 100 viên với nước muối.

  2. Chữa chứng tinh khí dễ ra: Sử dụng Bổ cốt chỉ, Thanh diêm, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột. Mỗi lần dùng uống 6g với nước cơm.

  3. Trị chứng tay chân nặng nề, mồ hôi ra nhiều, hư nhược ở hạ nguyên: Sử dụng Bổ cốt chỉ 120g chừng với rượu. Lại dùng Hồ đào nhục (bỏ vỏ) 30g, Trầm hương (tán thành bột mịn) 4.5g, gia thêm mật làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 20 – 30 viên với nước muối hoặc rượu nóng.

  4. Chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ do hư yếu bàng quang: Sử dụng Bổ cốt chỉ 60g, sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi đêm trước khi đi ngủ cho trẻ uống 1.5g với nước ấm.

  5. Chữa chứng thận hư gây đau lưng: Sử dụng 30g Bổ cốt chỉ, sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9g, uống với rượu nóng hoặc có thể gia thêm 3g Mộc hương để tăng hiệu quả điều trị.

Tham khảo  Tỏi Đỏ: Thần dược chữa thương, dưỡng huyết và chống viêm

  1. Trị hói tóc, bạch đới: Dùng Bổ cốt chỉ 40g, ngâm với 100ml cồn 75% trong 5 – 7 ngày. Dùng bôi lên vùng da bệnh và chích vào bắp một ngày 1 lần, mỗi lần 5ml.

  2. Chữa chứng bạch cầu giảm: Sử dụng Bổ cốt chỉ luyện với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3 viên hoặc 3g bột thuốc.

Kiêng kỵ sử dụng Bổ cốt chỉ

Một số đối tượng không được dùng Bổ cốt chỉ bao gồm người âm hư hỏa vượng, đái ra máu, dương vật hay cương lên, mộng tinh, táo bón, tiểu nhiệt, đắng miệng, khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt, yếu nhiệt do phong thấp, ăn vào đói liền và yếu xương. Bổ cốt chỉ cũng kiêng kỳ Vân đài, thịt dê và những loại huyết khí khác.

Dược liệu Bổ cốt chỉ có nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng và liều lượng.

Được đăng tải bởi www.lrc-hueuni.edu.vn

Mục nhập này đã được đăng trong Đông y. Đánh dấu trang permalink.