Trôm

Tên khác

Tên thường gọi: Trôm, trôm hôi, trôm thối, cây quả mõ, chim chim rừng, mạy trôm (Tày), cây cốc (miền Trung), cây gạo

Tên nước ngoài: Poon tree, wild almond, Java olive, bottle- tree (Anh); arbre puant, bois de merde, sterculie fetide (Pháp).

Tên khoa học: Sterculia foetida L

Họ khoa học: thuộc họ Trôm- Sterculiaceae.

Cây trôm

(Mô tả, hình ảnh cây trôm, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây trôm là một cây thuốc quý, dạng cây gỗ lớn, thân thẳng, hình trụ, cành mọc khoẻ. Lá kép chân vịt do 5-9 lá chét có cuống, không lông, dài đến 30cm, thường rụng vào tháng 3. Chuỳ hoa xuất hiện một lượt với lá, có mùi thối. Hoa tạp tính; đài đỏ ở trong, không lông, cuống nhị mang 12-15 bao phấn; cuống nhuỵ mang 5 lá noãn. Quả gồm 1-5 quả đại, dài 9cm, vách dày, đỏ. Hạt 10-15, màu đen bóng, dài 18-20cm.

Bộ phận dùng:

Hạt, vỏ cây và lá – Semen, Cortex et Folium Sterculiae Foetidae, Dầu hạt, nhựa mủ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái:

Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Panama, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines, Senegal, Sudan và Việt Nam. Nó có thể được trồng ở các khu vực nhiệt đới khác.

Ở Việt Nam cây có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như: Kontum, Ninh Thuận, Lâm Đồng,…Ngoài ra được trồng nhiều ở một số thành phố lớn để làm cảnh, và bóng mát như: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội,…

Thu hái lá và vỏ quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu.

Thành phần hoá học:

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hạt trôm chứa hàm lượng lipit tổng số là 52,36%, thành phần axit béo trong dầu hạt trôm gồm axit hexadecanoic (42,15%) và axit octadecanoic (32,65%)

Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Tại Việt Nam, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc.

Tham khảo  HẠT HỒ ĐÀO MỸ - 500gr

Tác dụng dược lý:

Về mặt y học, nhựa Trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa Trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón.

– Nhựa Trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương…

– Mủ Trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin

– Trong ngành dược, nhựa Trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.

Vị thuốc trôm

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)

Tính vị, tác dụng:

Mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt.

Dầu hạt màu vàng nhạt, dịu có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện.

Vỏ cây phát hãn và lợi tiểu.

Lá có mùi hôi; có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng.

Nước sắc vỏ quả có chất nhầy làm săn da.

Công dụng:

– Giúp cơ thể sảng khoái, thanh nhiệt, ngủ ngon và giảm stress.

– Giúp mau lành vết thương hở và cho bạn làn da tươi đẹp.

– Uống thường xuyên rất tốt cho hệ bài tiết.

– Hàm lượng magiê trong mủ Trôm cao gấp 20 lần so với sữa. Magiê có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể: xây dựng các tổ chức mô trong đó có xương, tham gia vào thành phần của nhiều loại men điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể. Một chế độ ăn thỏa mãn nhu cầu magiê của cơ thể là một trong các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và loãng xương

– Đặc biệt, vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ Trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ Trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.

Dầu trôm có thể dùng để ăn, nhưng cũng thường dùng để thắp sáng.

Tham khảo  ✴️ Cây Mề Gà

Bột của hạt ăn được và dùng chế các loại bánh.

Ở Campuchia, thường dùng dầu để rửa mặt và khô dầu được dùng chữa ghẻ ngứa. Nhựa mủ tiết ra từ cây ăn mát. Vỏ cây sắc uống dùng chữa phong thấp, thống phong. Vỏ cây để chế thuốc cảm sốt. Lá sắc nước rửa những chỗ phát ban lở loét, các bệnh về da, bệnh về tóc và da đầu, bong gân, các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Liều dùng, cách dùng:

Liều dùng khuyến cáo: 0.5-1g bột ngâm trong 200ml nước lọc. Nếu dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng.

Mủ Trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ Trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Có thể cho thêm nước đá nếu thích dùng lạnh.

Tham khảo

Kiêng kỵ:

– Không nên dùng mủ trôm để đun nấu ở nhiệt độ cao: bởi nhiệt độ cao có thể sẽ làm phá hủy cấu trúc của các phân tử polysaccharide (là chất có tác dụng điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương) làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng, vì vậy mủ trôm nấu đường phèn không phải là thức uống có lợi.

– Mủ trôm là vị thuốc quý không chỉ dùng để giải khát mà còn có thể dùng để chữa bệnh, vì thế, không nên dùng mủ trôm không đúng liều lượng mà cần tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý hoặc cơ địa. Sử dụng bừa bãi mủ trôm như các dạng thức uống khác rất nguy hiểm.

Liều lượng 100 – 150g mủ trôm trong ngày là quá cao dễ bị ngộ độc, nếu dùng với lượng nước ít, không đủ có thể gây tắc ruột dẫn tới tử vong.

Lưu ý khi dùng mủ trôm để chữa nhuận tràng, do mủ trôm có đặc tính hút nước trương nở phồng lên và tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao, vì thế không nên ngâm với nước nóng. . Nếu ở dạng hạt khi ngâm sẽ khó tan hoàn toàn, thông thường nên ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ để cho tan hoàn toàn rồi mới dùng, còn ở dạng bột mủ trôm nên ngâm khoảng 3-4 giờ sẽ trương nở và tan hoàn toàn để tạo thành một dung dịch keo đồng nhất. Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ thấp (0,5 – 2%), lúc này mủ trôm sẽ hút nước từ từ và trương nở thành dạng keo.

Tham khảo  Ngải tím: Loại củ rừng siêu đắt, đặt trước vài tháng mới có

Đối với mủ trôm, một điều quan trọng cũng cần lưu ý là cần phải tìm mua được loại mủ trôm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nếu không mủ trôm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Hiện nay, có nhiều người còn có quan niệm là mủ trôm có khả năng giảm cân, chống béo phì, tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, mủ trôm chỉ góp phần cải thiện mỡ trong máu, do uống nhiều nước làm tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.

Ai không nên dùng mủ trôm?

Người đang uống thuốc chữa bệnh không nên dùng mủ trôm bởi chúng có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

Phụ nữ đang trong thời kì nuôi con như có thai hoặc cho con bú.

Người gặp vấn đề về đường ruột như khối u trong ruột.

Người có tính hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài

Tác dụng làm đẹp của mủ trôm?

Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dụng làm kem dưỡng da và trị nám do có thành phần tinh khiết là mủ trôm. Kem mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, tàn nhang, da sạm, da sần, lão hóa da, vết thâm do mụn lâu ngày để lại, se khít lỗ chân lông. Kem mủ trôm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho làn da nhất là mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hóa, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông.

Phân biệt với Trôm hoe – Sterculai pexa Pierre, thuộc họ Trôm – Sterculiaceae.

Mô tả: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Xri Lanca và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng rừng tỉnh An Giang. Cây gỗ cao 6-9m; nhánh non to 1cm. Lá do 7-9 lá chét không cuống, dài 10-20cm, mặt dưới đầy lông hoe; cuống dài 20-55cm; lá kèm 5mm. Cụm hoa là chùm (tới 7 chùm) dài 20cm, có lông hình sao. Hoa tạp tính, hoa đực có 10-12 bao phấn; hoa lưỡng tính có bầu có lông vòi cong, đầu nhuỵ đen, lá noãn 5, mỗi lá noãn chứa 6 noãn. Có hoa quả tháng 9-11. Thường dùng vỏ thân – Cortex Sterculiae Pexae. Vỏ có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ tiêu thũng. Hạt ăn được. Mủ thân có thể uống giải nhiệt. Còn vỏ cây được sử dụng ở Trung Quốc trị gãy xương.

Tag: cay trom, vi thuoc trom, cong dung trom, Hinh anh cay trom, Tac dung trom, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************